Virus Corona – Bệnh Viêm Phổi Vũ Hán

corona virus

TV.CNVề Virus Corona

Coronavirus, cũng được gọi là virus corona, là một nhóm gồm các loại virus thuộc phân họ Coronavirinae trong Họ Coronaviridae, theo Bộ Nidovirales. Coronavirus gây bệnh ở các loài động vật có vú. Bao gồm cả con người và chim. Ở người, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp thường là nhẹ nhưng trong trường hợp ít gặp có thể gây tử vong.

Coronavirus là virus bao bọc với hệ gen ARN sợi đơn chiều dương và với một nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. Kích thước bộ gen của coronavirus khoảng từ 26 đến 32 kilo base pair, lớn nhất đối với virus RNA.

Tên “coronavirus” có nguồn gốc từ tiếng Latin corona, có nghĩa là vương miện hoặc hào quang. Và đề cập đến sự xuất hiện đặc trưng của virion dưới kính hiển vi điện tử (E. M.) với một rìa lớn, tạo thành một hình ảnh như vương miện hoàng gia hoặc vành nhật hoa. Hình thái học này được tạo ra bởi các peplomers tăng đột biến của virus. Đâylà các protein cư trú trên bề mặt của virus và xác định ái vật chủ.

Protein đóng góp vào cấu trúc tổng thể của tất cả các coronavirus là spike (S), envelope (E), membrane (M) và nucleocapsid (N)). Trong trường hợp cụ thể của coronavirus SARS, một miền liên kết thụ thể xác định trên S làm trung gian sự gắn kết của virus với thụ thể tế bào của nó, enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2).). Siêu vi khuẩn coronavirus (đặc biệt là các thành viên của nhóm con Betacoronavirus A) cũng có một loại protein giống như gai ngắn hơn gọi là hemagglutinin esterase (ANH).

Coronavirus thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn. Ví dụ như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và gây tử vong.

Virus corona chủng mới gây viêm đường hô hấp cấp (hay còn gọi là nCoV, virus corona Vũ Hán, bệnh viêm phổi Vũ Hán) đang hoành hành, khiến người mắc bệnh có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở, suy yếu nội tạng

Theo nguồn Wikipedia

 

Biểu hiện nhiễm virus corona

Khi nhiễm virus corona, người bệnh bị các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên ở mức từ nhẹ tới trung bình. Tương tự như chứng cảm lạnh thông thường.

Các triệu chứng biểu hiện của nhiễm virus corona gồm: chảy nước mũi, ho, đau họng, đau đầu và sốt. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. Với những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi và trẻ em. có khả năng virus corona còn gây các bệnh liên quan đường hô hấp dưới như viêm phổi hay viêm cuống phổi.

nCoV là bệnh lây qua đường hô hấp. Dấu hiệu của bệnh là sốt, ho, khó thở. Biểu hiện như là viêm phổi cấp, càng được chú ý đối với những người đi từ Trung Quốc về hoặc người đi từ vùng dịch về. Người có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh.

Do đây là bệnh viêm phổi do virus (virus corona chủng mới). Thuốc kháng sinh không có tác dụng. Các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả. Cách tốt nhất vẫn là nhập viện theo dõi.

Phòng bệnh virus corona
Phòng bệnh viêm phổi Vũ Hán: không tiếp xúc với người mắc bệnh, súc miệng bằng nước sát khuẩn. Đeo khẩu trang và rửa tay bằng sát khuẩn.

 

Virus corona lây ra sao?

Hiện nay (ngày 1/02/2020), Trung Quốc đã xác nhận virus corona chủng mới. Tức virus gây đại dịch viêm phổi Vũ Hán, có khả năng truyền từ người sang người. Tại Việt Nam, Mỹ, Thái Lan đã có ca lây nhiễm từ người sang người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu”.

Các chủng virus corona có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người và động vật. Các nhà khoa học cho rằng dịch MERS khởi đầu từ loài lạc đà. Trong khi đó các nhà khoa học nghi cầy hương là loài vật làm dịch SARS bùng phát.

Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus. Việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh trước đó chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân đôi khi cũng bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC).

 

Điều trị virus corona thế nào?

Chưa có cách điều trị cụ thể. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng bệnh sẽ tự hết. Bác sĩ có thể giảm nhẹ các triệu chứng này bằng cách kê thuốc giảm đau hay giảm sốt.

Theo CDC, việc ở phòng có độ ẩm đủ hoặc tắm nước nóng cũng sẽ giúp giảm đau họng và ho.

Người bệnh nên uống nhiều nước, chất lỏng, nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm mà thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, cần tới bác sĩ ngay.

 

Thuốc nào có thể chữa?

Tính đến nay, ít nhất Việt Nam và Trung Quốc đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus chủng corona mới này. Tuy nhiên, chưa có thuốc đặc trị loại virus corona chủng mới này.

Tân Hoa xã mới đây đưa tin các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã chọn ra 30 loại thuốc để thử nghiệm chống virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán. Bao gồm các loại thuốc đã có, thuốc đông y và sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học.

Đây chưa phải là các loại thuốc dùng để chữa bệnh. Nhưng được chọn ban đầu như các dạng thuốc “ứng viên” nhằm thử nghiệm. Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho hay.

Dựa trên các nghiên cứu mới nhất. Nhóm nghiên cứu tiến hành sàng lọc các loại thuốc đang bán trên thị trường. Cũng như các hợp chất có công hiệu cao và các hợp chất từ cây thuốc. Qua đó, họ chọn ra 30 loại thuốc chống virus này từ việc kết hợp sàng lọc và xét nghiệm enzyme.

Những loại được chọn vừa qua bao gồm 12 loại thuốc chống HIV. Như indinavir, saquinavir, lopinavir, carfilzomib và ritonavir, cũng như 2 loại thuốc chống virus hợp bào hô hấp. Thuốc chống tâm thần phân liệt và thuốc ức chế miễn dịch.

Ngoài ra, một số loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được cho có thành phần hiệu quả chống virus Vũ Hán bao gồm hổ trượng (polygonum cuspidatum), hay còn gọi là củ cốt khí và hoạt huyết đan, cũng nằm trong danh sách cân nhắc dùng để điều trị.

Ca bệnh nhiễm virus corona được Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM điều trị khỏi đầu tiên tại Việt Nam. Bằng thuốc chống virus, kháng sinh phổ rộng và các liệu pháp hỗ trợ khác.

 

Các cách phòng bệnh do virus corona ra sao?

Hiện chưa có văcxin phòng ngừa chủng mới virus corona. Các thử nghiệm văcxin phòng chủng virus gây bệnh MERS vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Tuy nhiên, người dân có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Đeo khẩu trang phòng bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

Nếu bạn là người bệnh, hãy ở nhà và tránh đám đông, tránh tiếp xúc với những người khác. Che miệng khi ho, hắt hơi, tốt nhất bằng khăn để giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng bạn chạm vào để tránh lây bệnh cho người khác.

Trường hợp đã tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus coron. Nếu có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở. Phải đến các cơ sở y tế để được cách ly và xét nghiệm. Nếu không có triệu chứng cũng nên tự cách ly theo dõi ở nhà trong 14 ngày. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.

Nguồn Tuổi Trẻ ngày 01/02/2020

3 thoughts on “Virus Corona – Bệnh Viêm Phổi Vũ Hán

  1. Vil3 says:

    Ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ kỹ trước và sau khi dùng, rửa tay sạch để mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống…

    Khi đi mua thực phẩm phải sử dụng găng tay, khẩu trang, không sử dụng thịt vật nuôi bị ôi, hỏng. Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ. Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chết, rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.

    Khi chế biến thực phẩm tại nhà nên sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang. Dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín. Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh như virus, vi khuẩn…

    Ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm. Không uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác. Trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới sử dụng thìa/muỗng/đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình.

    Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

    Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A,C,D,E, sắt, kẽm, selen.

    Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh… tăng khả năng chống oxy hóa và miễn dịch của cơ thể.

    Bổ sung vi chất dinh dưỡng từ viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E… Nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sỹ dinh dưỡng chẩn đoán là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

    Uống khoảng 2 – 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.

    Lưu ý, uống nước sạch, nước đun sôi để nguội, uống chậm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát. Không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước nhiều trước khi đi ngủ, không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu nên hạn chế. Không được để miệng và cổ họng khô.

    Với một số nhóm đặc biệt như người cao tuổi nên ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ số lượng nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

    Những người đang mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, Parkinson… cần uống thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ dinh dưỡng của chuyên gia dinh dưỡng.

    Ngoài ra, mỗi người nên thực hiện vệ sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh như không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải răng, cốc uống nước. Giặt khăn thường xuyên và giữ khăn luôn khô, sạch, không treo khăn mặt, khăn tắm ẩm ướt trong nhà tắm.

    Tránh để tay tiếp xúc với mặt, mắt, miệng. Trong thời gian còn dịch bệnh, nên hạn chế bắt tay hoặc ôm người khác. Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật ở nơi công cộng như: tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…

    Nên dùng khăn giấy sạch khi cần dụi mắt hoặc lau vết bẩn. Rửa tay đúng cách với xà phòng và nước ấm hoặc dùng nước rửa tay khô trước khi đeo găng tay.

    Tại gia đình, hãy chú ý giữ gìn vệ sinh các vật dụng như bàn phím máy tính, điện thoại để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, laptop…, hãy lau sạch các vật dụng này thường xuyên.

    Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm và nói tiền sử bệnh tật với bác sĩ.

    Theo VNEXPRESS
    vnexpress.net/suc-khoe/bi-kip-an-uong-an-toan-mua-dich-4052781.html

  2. Vil3 says:

    TÊN CHÍNH THỨC VIRUS CORONA:

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tên chính thức của dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra là “Covid-19”.

    “Chúng tôi đã đặt tên cho dịch bệnh, đó là Covid-19”, giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ hôm nay. Ông giải thích rằng “co” là viết tắt của corona, “vi” là virus và “d” là dịch bệnh (disease).

    Theo vnexpress.net/suc-khoe/who-cong-bo-ten-dich-viem-phoi-virus-corona-4053739.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *