Ngày 26 tháng 6, em trai In Yong chạy về nhà tôi ở phường Chochung, nói là xe tăng quân Bắc Hàn đã tới dốc Miari. Sáng sớm hôm sau, hai anh em tôi đưa mẹ, lúc đó đang ốm, lên chiếc xe jeep, chạy về hướng Uljiro nhưng xe tăng quân Bắc Hàn đã đến đấy rồi.
Thế là tôi quay về nhà và lo liệu mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Trước tiên, tôi mang tất cả sách mà In Yong đã mua về từ thời còn du học tại trường Aoyama ở Nhật Bản ra sân đốt. Nghĩ mình là doanh nghiệp nhỏ, không phải địa chủ nên không gặp rắc rối gì, tôi quyết định để gia đình lại ở Seoul. Lúc ấy, lương thực cho những người ở lại trong gia đình còn khoảng nửa bao mì và hai thùng gạo nhỏ. Còn In Yong khi đó là biên tập viên của tờ báo nước ngoài Đông Á Nhật báo, từng viết về lý lịch của các đại sứ nước ngoài tại Hàn Quốc nên bắt buộc phải chạy nạn.
Để em đi một mình, tôi thấy không yên tâm nên quyết định đi cùng. Hai anh em tôi đi bộ ra bến phà Sobinggo. Cầu sông Hàn đã bị phá hủy, trời mưa tầm tã nên nước sông cứ liên tục dâng lên, các bại binh cầm ngược súng cùng với dân chạy nạn sang sông một cách náo loạn.
Ngoài bờ sông có một con thuyền nhỏ chỉ chở được khoảng hai ba người sang sông. Vì ai cũng muốn sang sông sớm nên cảnh tranh giành ầm ĩ và hỗn loạn diễn ra, người chủ thuyền bực tức kéo thuyền lên bãi cát rồi cầm chèo lái bỏ đi. Nhân lúc chủ thuyền không nhìn thấy, hai anh em tôi cùng với Choi Ki Ho, công nhân nhà máy sửa chữa, chạy tới đẩy thuyền ra sông rồi trèo lên, dùng tay hối hả gạt nước thay mái chèo cho thuyền đi. Nhưng con thuyền cứ bị đẩy sang hướng khác, trôi dạt vào bờ phía Banpô.
Chỗ ấy chính là con đường Singkil, bây giờ đã thành đường cao tốc. Chúng tôi đi bộ theo con đường đó về phía Suwon, thấy mấy binh lính bại trận đang vặt những quả dưa còn chưa chín trong ruộng ăn để lấy sức. Tới Suwon, chúng tôi đón tàu đi tiếp tới Chon An. Ở đây, vì thấy quân Hàn Quốc đã kéo lên nên quân Bắc Hàn không đến nữa, chúng tôi lại đi bộ tới Norangjin. Tuy nhiên, quân Bắc Hàn đã có mặt ở Norangjin, thế là chúng tôi đành phải đi bộ trở lại Chon An. Từ đó đi tiếp xuống Deachon, khoảng 7,8 ngày thì nghe tin quân đồng minh bị quân Bắc Hàn đẩy lùi, chúng tôi lại đón chuyến tàu cuối cùng xuống Teagu.
Tại Teagu, In Yong xin vào làm biên tập cho tờ Đại Hàn Nhật báo, tôi chẳng có việc gì làm mà cũng chẳng có gì để ăn nên đầu quân vào đội ngũ phân phát báo của binh chủng thông tin liên lạc để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Không có phương tiện giao thông, ngày nào tôi cũng phải đi bộ miệt mài để phát báo cho quân tiền phương ở tận trong rừng. Trong cảnh khói lửa đạn bom, tờ báo là thứ mà người người trông đợi, nó mang tin tức và hơi thở của cuộc sống đến cho những binh sĩ ở mặt trận. Một hôm tôi đến lấy báo để đưa đi phát thì chẳng thấy tờ báo nào. Hỏi ra mới biết người chịu trách nhiệm phân phát báo đã bán tất cả cơ sở cho cửa hàng đỗ phụ. Từ hôm đó tôi chấm dứt chuyện phân phát báo.
Nghe tin chiến tuyến Chupunliong đã vỡ và quân Bắc Hàn đã tới tận sông Nakdong, các nông dân lùa bò sang sông. Lần đầu tiên tôi mới biết bò bơi giỏi như vậy.
Chúng tôi cũng qua sông, rồi xuống Busan. Tình cờ chúng tôi gặp một viên đại úy lục quân làm việc ở trại huấn luyện, ông ta rủ chúng tôi cùng đi đến các hòn đảo xung quanh và các thành phố cảng biển để diễn thuyết đề tài “Quân địch chỉ vào được chốc lát, quân Mỹ sẽ đến ngay, vì thế đừng dai động. Đừng ngả về phía quân địch và phản bội tổ quốc”. In Yong và tôi đồng ý, lên thuyền đi hết chỗ này đến chỗ kia, tập hợp mọi người rồi diễn thuyết một cách tự tin. Chúng tôi đến đảo Koje và ngạc nhiên vì có rất nhiều vị giáo sư đến đó lánh nạn, họ cũng muốn nghe chúng tôi diễn thuyết. Đứng trước đám đông có cả những vị giáo sư, dù trong bụng rất run thế mà chúng tôi cũng nói chuyện hơn cả tiếng đồng hồ, bây giờ nghĩ lại kinh nghiệm ấy không thể không buồn cười.
Sau đó chúng tôi dừng thuyền tại Mokpo, viên đại úy ra lệnh cho các ngư dân đang phơi cá ở đó chất cá lên thuyền của mình. Những người dân tội nghiệp xin ông ta cho họ để lại một nửa nhưng viên đại úy chẳng hề nghe ai, còn đánh đập họ và mang tất cả cá lên thuyền của mình. Nhìn cảnh ấy, chúng tôi cảm thấy bất nhẫn và không còn muốn đi theo hắn ta nữa.
Những ngày sau đó hai anh em tôi tìm đến văn phòng Đảng Dân chủ xem có thông tin nào được tiết lộ ra không. Khi đó là tháng Bảy, chúng tôi đến và thấy những chính khách đang ngồi uống bia và chơi cờ. Là một công dân bình thường, vì muốn cống hiến một chút công sức để thể hiện lòng yêu nước của mình mà chúng tôi ra tận tiền tuyến để phân phát báo chí, lênh đênh trên thuyền để tới từng hòn đảo, nói khản cả cổ họng, thế mà những nhà chính trị vẫn bình thản ngồi uống bia và đánh cờ với nhau. Tôi thấy thất vọng vì họ.
Thế rồi chúng tôi nghe tin Busan thất thủ và những chính trị gia ấy đã chuẩn bị tàu bè để vượt biên sang Nhật Bản. Tim tôi như muốn vỡ ra. Lúc này, hai anh em tôi chẳng có một xu, trên người chỉ có một bộ quần áo duy nhất mặc từ hôm rời Seoul. Chúng tôi đúng là những kẻ ăn mày. Tôi đành đi đến tiệm cầm đồ để bán chiếc đồng hồ đeo tay lấy tiền ăn cơm. Thấy họ trả một món tiền chẳng đáng là bao chúng tôi đổi ý không bán nữa. Lang thang trên đường, vô tình tôi thấy Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ đăng tấm bảng cần tuyển thông dịch. In Yong nói: “Anh đừng bán đồng hồ nữa, em sẽ xin vào làm thông dịch.” Làm thông dịch cho Mỹ thì chỉ cần những vụn bánh thừa ở nhà ăn của họ cũng đủ giải quyết vấn đề ăn uống của chúng tôi.
Viên sĩ quan ở Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ yêu cầu em tôi trình giấy chứng minh, Un Yong đưa thẻ nhân viên của tờ Đông Á Nhật báo cho ông ta. Trông thấy tấm thẻ, viên sĩ quan có vẻ hài lòng nên nói với In Yong: “Được, bây giờ có nhiều bộ phận cần thông dịch, anh muốn về bộ phận nào thì tùy anh chọn”.
Em trai tôi suy nghĩ rằng dù có làm việc ở các công trình xây dựng thì cũng chỉ đủ để giải quyết miếng ăn nên đã làm thông xin làm thông dịch cho đội công binh của Mỹ. Do làm tốt cho nó nhanh chóng được chuyển lên làm thông dịch cho trung úy MacAlister. Mọi việc đều thuận lợi.
Ở thời điểm đó, Busan là nơi có nhiều vô số các công việc xây dựng. Trước mắt là xây dựng nơi nghỉ ngơi cho quân đội Mỹ trước khi ra chiến trường. Trung úy MacAlister bảo em tôi: “Tôi chẳng biết ai cả, anh đi kiếm cho tôi một doanh nghiệp xây dựng có thể làm được những việc của chúng tôi”. Chẳng phải người mà anh ta cần chính là tôi sao.”Có Hyundai!”.
Thế là tôi đến gặp họ.
“Anh có thể làm được cái gì?”, trung úy hỏi.
“Tôi có thể làm được mọi thứ”, tôi tự tin đáp.
Khi ấy Busan được xem là thủ đô tạm thời, và cũng là căn cứ chiến lược cuối cùng, vật tư quân sự được tập trung nơi đây và Bộ Tư lệnh chi viện quân đội cũng nằm ở đây.
Công việc của chúng tôi là làm ngay một chỗ để cho 100.000 quân Mỹ nghỉ ngơi. Chúng tôi mượn tạm trường học đang nghỉ, dọn sạch và quét sơn các bức tường, trải gỗ trên nền đất rồi treo bạt lên. Làm việc chẳng nfhir ngơi, mỗi ngày tôi ngủ không quá ba tiếng đồng hồ. Còn In Yong, ban ngày làm phiên dịch, hết giờ làm việc thì về làm ở văn phòng của tôi.
Thanh niên hồi ấy đều phải ra chiến trường, tôi may mắn có được giấy chứng nhận là người chịu trách nhiệm xây dựng công trình của quân đội Mỹ nên không phải ra chiến trường. Làm ở Busan chẳng kể ngày đêm khoảng một tháng, tôi kiếm được một khoản tiền khá lớn.
Những công trình của quân đội Mỹ chuyển dần ra chiến tuyến. Khi quân đồng minh dành lại được Seoul thì chúng tôi được chọn và cùng lên Seoul bằng xe của quân đội Mỹ. Còn trung úy MacAlister theo quân đội Mỹ đến tận Bình Nhưỡng. Về tới nhà mới hay trong thời gian qua nhà tôi bị quân Bắc Hàn chiếm giữ, mọi người trong gia đình trôi dạt về quê vợ của In Yong ở Yoju, tỉnh Kyongky.
Trung úy MacAlister là một người trong sạch, chưa bao giờ ômg nhận gì ngoài những lời mời khiêu vũ, ông đã đóng vai trò to lớn cho sự phát triển của Hyundai. Sau khi được phong đại úy, ông trở về nước một thời gian, sau đó lại sang Hàn Quốc, trở thành thiếu tá lục quân, rồi thành trung tá trước khi trở về nước và không quay lại. Khi ông về hưu, tôi đã mời ông làm việc tại chi nhánh của công ty tôi đóng tại Houston, Mỹ. Mối quan hệ của chúng tôi đến nay vẫn tốt đẹp. Sau này, tôi mời vợ chồng ông sang thăm Hàn Quốc hai lần, còn mỗi lần đi công tác sang Mỹ tôi không quên ghé thăm ông.
Mua phế liệu giá cao – Mua phế liệu đồng, nhôm, sắt, inox, thép, kim loại, và phế liệu các công trình xây dựng. Cam kết giá cao hơn thị trường, thu mua tận nơi, nhanh – uy tín.
——–
– Name: Thu mua phế liệu Tân Thành Minh
– Email: info@tanthanhminh.com
– Web: https://tanthanhminh.com
– Nội dung:
Mua phế liệu giá cao – Mua phế liệu đồng, nhôm, sắt, inox, thép, kim loại, và phế liệu các công trình xây dựng. Cam kết giá cao hơn thị trường, thu mua tận nơi, nhanh – uy tín.