Thấm thoát đã ba năm kể từ khi tôi bỏ nhà ra đi lần thứ tư, công việc của tôi ổn định, lần đầu tiên, tôi viết thư gửi về cho cha. Thu nhập một năm 20 bao gạo của tôi dường như quá sức tưởng tượng với một người cả đời làm nông như cha, ông viết thư trả lời tôi: “Vậy là con đã trưởng thành rồi, còn việc nào vui hơn việc này nữa chứ?”.
Chong Shang Lion, người bốn năm trước cùng trốn nhà với tôi nhưng bị anh trai bắt về tại nhà người bà con, lên Seoul tìm tôi nhờ xin việc. Tôi nhận lời và thấy có vẻ mình đã trưởng thành như lời cha nói. Làm công việc vận chuyển gạo như tôi thì có tài giỏi gì mà xin việc cho bạn, nhưng ông chủ vốn tin cậy tôi nên đã đồng ý nhận bạn tôi vào làm. Lần đầu tiên trong đời, tôi xin được việc cho người khác.
Sau bốn năm làm việc cho Phục Hưng Thương hội, mọi người trong ngành buôn bán gạo đều công nhận tôi là một thanh niên thật thà và cần cù. Một ngày kia, tôi được đề nghị nhận lấy cửa hàng gạo của ông chủ cửa hàng, điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Ông chủ không muốn tiếp tục kinh doanh nữa vì cậu con trai ông ăn chơi trác táng khiến tài sản trong nhà cứ ngày một vơi dần. Ông muốn trở về Mãn Châu và để cửa hàng gạo lại cho tôi.
Khách hàng ngày càng nhiều, xưởng xay gạo cũng tín nhiệm tôi và nhận lời cung cấp gạo đến cuối tháng mới tính tiền như thời ông chủ trước đây. Từ một kẻ chẳng có một đồng vốn, tôi đã trở thành chủ cửa hàng ở tuổi 22 chỉ bằng uy tín tích lũy trong bốn năm trời.
Tôi quyết định tìm một căn nhà ở mặt đường phường Sintang, treo tấm bảng có tên “Kinh Nhất Thương hội” và gọi đứa em trai, con chú tôi, là Won Yong lên Seoul cùng làm. Chỉ những khách hàng quen thuộc mà tôi được thừa kế của Phục Hưng Thương hội cũng khiến tôi bận không mở mắt nổi. Nhưng tôi không thỏa mãn ở mức ấy, vẫn tiếp tục cần cù tìm kiếm thêm những khách hàng có khả năng tiêu thụ lượng gạo lớn hơn. Hồi đó, trường nữ sinh cấp ba Beahwa và ký túc xá trường thương nghiệp Seoul cũng là khách hàng của tôi. Công việc buôn bán ngày càng phát đạt. Tôi hiểu rằng với dân buôn bán, uy tín còn hơn cả tiền bạc, chính vì thế nguyên tắc của tôi là bất cứ lời hứa nào cũng phải giữ đúng. Và từ đó uy tín của tôi ngày càng trở nên lớn mạnh.
Nếu mọi việc cứ suôn sẻ như vậy thì chắc là tôi rất thành công trong lĩnh vực buôn bán gạo. Tuy nhiên, trong sách “Nhân gian huấn” ( Giáo huấn con người ) của Hồi Nam Tử có câu “Tái ông thất mã”, và cũng có câu “Hảo sự đa ma”.
Ngày 7 tháng 7 năm 1937, hai năm sau khi tôi bắt đầu tiếp quản cửa hàng gạo, sự kiện “Lư Câu Kiều” ( quân Nhật và quân Trung Quốc đụng độ với nhau) lan rộng một cách toàn diện. Phủ Tổng đốc ban bố tình trạng chiến tranh. Trước tiên Phủ Tổng đốc tiến hành việc khống chế và phân phát tất cả các vật tư được xem là cần thiết cho quân nhu như đinh, dây sắt, sắt tấm… Tiếp theo là việc khống chế các nhà máy xay. Đến tháng 12 năm 1939 chế độ phân phối gạo được ban bố, tất cả các cửa hàng gạo trong cả nước phải đóng cửa.
Cú sốc đó với tôi thật lớn, nhưng tôi có được một điều quý giá hơn. Đó chính là niềm tin: nếu toàn tâm toàn ý dốc sức thì bất cứ việc gì cũng có thể thành công. Bài học này tôi đã kiểm nghiệm trong thực tế.
Tôi cầm một số tiền lớn, gấp khoảng 15 lần mức lương tháng của một người tốt nghiệp đại học làm việc ở ngân hàng, và trở về nhà sau 7 năm ra đi. Đứa con bị coi là bất hiếu vì đã trộm tiền bán bò của cha mẹ ngày nào giờ đây “vinh quy về làng”. Tôi đưa tiền cho cha mua thêm 660 mét vuông đất và biếu cha một khoản tiền làm vốn. Rồi tôi lấy vợ.
Đầu năm sau, tôi lại lên Seoul, mảnh đất mà một người trượng phu có thể treo số mệnh của mình để vật lộn. Trong khi lang thang suy nghĩ có thể làm gì với số vốn ít ỏi, tình cờ tôi gặp người khách quen thời còn làm cửa hàng gạo tên là Lee Ul Hak. Anh ta xuất thân từ một công nhân làm việc tại nhà máy Kyongsung, nhà máy sửa chữa ô tô lớn nhất Seoul. Anh ta cho tôi biết nhà máy sửa chữa ô tô Ando Service ở dốc phường Ahuyn đang có ý định chuyển nhượng.
Tôi đạp xe để vận chuyển gạo rất giỏi, từng đi bộ để tiết kiệm 5 chon tiền tàu điện, nhưng ô tô thì tôi mù tịt. Tuy nhiên, nghe Lee Ul Hak nói rằng đây là ngành chẳng tốn nhiều vốn mà vẫn kiếm được tiền nên tôi cũng suy nghĩ. Anh ta còn hứa sẽ tập hợp công nhân cho. “Có công nhân mà không có việc thì làm được gì”, tôi nghĩ. Nhưng vấn đề lớn nhất là lấy đâu ra 3.500 won để trả tiền chuyển nhượng.
Tôi và Lee Ul Hak tìm đến ông chủ lò xay gạo tên Oh Yun Kun. Ông ta là người đã từng bán gạo chịu cho tôi hồi còn làm cửa hàng gạo, hiện ông ta đang cho vay lấy lãi. Nhờ vào sự uy tín luôn trả tiền gạo đúng hẹn mà tôi tạo trước đây, ông ta vui vẻ cho tôi vay 3.000 won. Lee Ul Hak cho tôi vay 300, một người bạn của Lee tên là Kim Myong Huyn cho tôi vay 200 won nữa, tôi cầm số tiền đó cộng với tiền tôi có và 500 won của Oh In Bo, tất cả được 5.000 won và ký hợp đồng với Ando Service.
Ngày 1 tháng 2 năm 1940, sau khi thanh toán tiền theo hợp đồng và hoàn tất mọi thủ tục tiếp quản, tôi mở cửa nhà máy và lòng tràn đầy hy vọng. Mọi việc dường như đều trôi chảy. Nhà máy có khách hàng đều đều.
Nhưng vào một buổi sáng, khoảng 25 ngày sau khi nhà máy đi vào hoạt động, một công nhân sơ ý để dầu bén lửa trong khi rửa tay khiến cả nhà máy bốc cháy, trong đó có cả những chiếc xe của khách hàng đã sửa xong. Tôi phải bồi thường cho khách hàng, nợ lain càng chồng chất. Chẳng còn con đường nào khác, tôi lại tìm đến ông Oh Yun Kun, người đã cho tôi vay 3.000 won chỉ nhờ vào uy tín của tôi. Tôi tìm ông không phải để trả nợ mà để vay thêm tiền.
Oh Yun Kun luôn tự hào là người cho vay chưa bao giờ cần thế chấp, nhưng cũng chưa bao giờ bị người khác lừa, ông ta nói: “Được, tôi không muốn mang tiếng là nhìn sai người, cho vay mà không lấy được tiền nên sẽ cho anh vay tiếp”, thế là ông lại cho tôi vay 3.500 won nữa.
——–
– Name: Thu mua phế liệu Tân Thành Minh
– Email: info@tanthanhminh.com
– Web: https://tanthanhminh.com
– Nội dung:
Mua phế liệu giá cao – Mua phế liệu đồng, nhôm, sắt, inox, thép, kim loại, và phế liệu các công trình xây dựng. Cam kết giá cao hơn thị trường, thu mua tận nơi, nhanh – uy tín.