Thói quen có mục đích

thói quen tốt

Chúng ta thực hiện rất nhiều hành động hoặc động  tác mà không cần suy nghĩ đó là do những hành động đó đã được thực hiện nhiều lần và đã trở thành thói quen. Gần đây mình có tham khảo về điều này và muốn góp nhặt lại đây từ nhiều nguồn tài liệu để chia sẻ cùng mọi người để chúng ta có được những thói quen tốt nhiều hơn.

 

Thói quen có mục đích

Thói quen có một mục đích – đó là thói quen giúp não bộ không phải làm việc và bảo toàn nhiên liệu não.

Thói quen cho phép chúng ta thực hiện các nhiệm vụ mà không cần suy nghĩ. Thói quen thật ra gồm bón yếu tổ ở dạng vô thức hành vi, suy nghĩ, quyết định và cảm xúc.

Thói quen giúp não bộ không phải làm việc. Khi não tham gia vào một thói quen, nó gần như không đòi hỏi chút suy nghĩ có ý thức nào. Đó là một hành động vỏ thức. Cơ chế này quan trọng vì suy nghĩ và những hành động có ý thức khác tiêu tốn rất nhiều glucose và oxy. Glucose là nguồn cung cấp nhiên liệu chính đến mọi tế bào trong cơ thể con người.

Tất cả thực phẩm chúng ta ăn vào cuối cùng đều được chuyển hóa thành glucose, hoặc được lưu trữ sau ở gan, chất béo hoặc cơ như glycogen. Glucose đi qua thành tế bào (màng ngoài) và khi vào bên trong tế bào, nó bị xé toạc và chuyển hóa thành nhiên liệu để sử dụng.

Để chuyển hóa glucose thành nhiên liệu tế bào cần có oxy. Mỗi ngày bộ não bé nhỏ nặng 1,5kg của chúng ta tiêu thụ 20% nguồn cung cấp glucose và oxy cho toàn cơ thể. Không như phần còn lại của cơ thể có thể dự trữ glucose, não bộ không thể dự trữ glucose. Vi lý do này, glucose được coi là nguyên liệu quý đối với não bộ

Trong giai đoạn bắt đầu hình thành mỗi thói quen, bộ não đầu tư nguồn glucose quý giá này vào quá trình tạo thói quen. Tạo thói quen giống như việc xây nhà. Rất nhiều việc phải làm khi xây nhà, nhưng một khi nhà đã xây xong, công tác thi công kết thúc. Điều này cũng tương tự với thói quen. Một khi thói quen được hình thành, có rất ít việc cho não bộ cần làm để duy trì hay thực hiện thói quen đó. Cơ chế này rất hiệu quả, và não bộ thích hiệu quả. Thói quen cần ít nhiên liệu não hơn. Vì hai lý do về hiệu quả và sự bảo tồn nhiên liệu này, bộ não cứ vậy mà yêu thích thói quen, khuyến khích thói quen và chống lại chúng ta khi chúng ta cố gắng loại bỏ hay thay đổi một thói quen hiện tại.

Đó là lý do vì sao thay đổi thói quen là việc rất khó – bộ não gây chiến với chúng ta mỗi khi ta cố gắng thay đổi một thói quen, và hầu như lúc nào cũng vậy, bộ não sẽ giành chiến thắng, trừ khi bạn biết được những bí mật để thay đổi thói quen.

 

********

thoi-quen-co-muc-dich

Thứ gì kích hoạt thói quen?

Thứ gì kích hoạt thói quen?
Mỗi thói quen đều bắt đầu bằng một yếu tố kích hoạt.

Các yếu tố này khởi động mọi thói quen bạn có. Hạch nền, một khối tế bào não nằm sâu trong phần hệ viên của não là trung tâm chỉ huy và kiểm soát các thói quen. Nó luôn săn tìm các yêu tố trong môi trường sống để kích hoạt thói quen. Một phần nhiệm vụ của hạch nền là tạo thói quen.

Thói quen cho phép bộ não làm việc ít hơn. Ít việc hơn đồng nghĩa với it sử dụng nhiên liệu hơn. Hạch nền là nhà quản lý hiệu quả sử dụng nhiên liệu của bộ não, sử dụng thói quen làm công cụ chính để tiết kiệm năng lượng não. Khi một thói quen được kích hoạt, bạn vô thức thực hiện thói quen đó.
Có những yếu tố chính kích hoạt hầu hết các thói quen sau đây:

 

Yếu tố hình ảnh

Các yếu tố hình ảnh giống như các biển quảng cáo neon sặc sỡ kêu gào bạn thực hiện một thói quen. Chữ M với vòng cung màu vàng của McDonalds là một yếu tố kích thích hình ảnh đây quyền lực Các quảng cáo bia hay những cô nàng ngoại hình nóng bỏng đang ăn Doritos cũng là ví dụ điển hình.

 

Yếu tố âm thanh

Nghe thấy âm thanh gì đó cũng có thể khởi động một thói quen. Khi chuông báo thức kêu, nó kích hoạt việc thức dậy và bắt đầu ngày mới. Khi chúng ta nghe thấy âm báo email, ta dược kích hoạt việc kiểm tra email. Khi chúng ta nghe thấy tiếng con khóc, chúng ta biết đã đến giờ thay tả hoặc cho chúng ăn.

 

Yếu tố thời gian

Tất cả chúng ta đều có những thói quen hay làm vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Ví dụ, buổi sáng ngủ dậy ta có một loạt thói quen: uống cafe, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, đọc sách, tỉnh tâm,… Từ trưa đến chiều ta hay có thói quen: ăn trưa, đọc sách, lướt mạng, gọi điện cá nhân, giao lưu, gặp gỡ, vv. Buổi tối là thời điểm cho các thói quen: ăn tối, xem tivi, đọc sách, gọi điện cá nhân, tập thể dục, thực hiện một sở thích hoặc hoạt động ngoại khóa, làm vườn,…

 

Yếu tố căng thẳng

Căng thẳng có thể khiến chúng ta thực hiện một thói quen. Căng thẳng làm bộ não quá tải, tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu. Để bù lại, hạch nền được đặt vào cơ chế hoạt động, thúc giục bạn tìm kiếm thực hiện một thói quen để bảo tồn nhiên liệu não.

 

Yếu tố giao thiệp

Những người chúng ta kết giao có thể là yếu tố kích hoạt thói quen. Một người bạn có thể là nhân tố kích hoạt việc đi cà phê, một người bạn khác kích hoạt việc tập thể dục, còn một số người khác lại kích hoạt việc chơi golf, câu cá, chơi tennis,…

Những người chúng ta kết giao nếu là nhân tố kích hoạt thói quen. Chính vì thế bạn nên tránh xa những người có thói quen xấu. Ho kéo chúng ta trở nên trì trệ bằng cách kích hoạt các thói quen xấu. Tệ hơn là, vì thói quen lan nhanh như virus qua các mạng xã hội, những người này có thể dễ dàng tiêm nhiễm vào chúng ta các thói quen xấu của họ.

 

Yếu tố niềm tin và cảm xúc

Niềm tin và cảm xúc của chúng ta kích hoạt các thói quen. Niềm tin và cảm xúc tiêu cực kích hoạt thói quen xấu. Niềm tin và cảm xúc tích cực kích hoạt thói quen tốt. Nếu chúng ta muốn loại bỏ một thói quen xấu, một trong những cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là loại bỏ niềm tin tiêu cực và thay thế nó bằng một niềm tin ích cực. Cảm xúc cũng là thứ rất quyền lực. Và cảm xúc là một trong những chất xúc tác mạnh mē nhất tạo ra niềm tin.

Niềm tin thông thường được hình thành theo một trong những cách sau

– Từ nội tâm – Những lời tự nhủ.

– Từ bên ngoài – Lời nói của những người có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bạn như cha mẹ, thầy cô, bạn bè, gia đình, vv.

– Các sự kiện có tính cảm xúc – Hoàn thành/không hoàn thành một mục tiêu, thắng, thua, thất bại, thành công, v.v.

Đôi khi, những người có ảnh hưởng trong cuộc đời bạn (như cha mẹ, ban bè, thầy cô, sếp, vv.) có thể vô ý tạo ra những niềm tin tiêu cực, hạn chế.

“Nam không giỏi Toán”, “Khoa cẩu thả”, “Bình ngốc nghếch”.

Những phê bình không hay có thể biến thành niềm tin tiêu cực, nếu người đưa ra phê bình đó là người chúng ta tôn trọng, yêu quý, kính mến hay ngưỡng mộ.

Ngược lại, lời khen có thể trở thành niềm tin tích cực nếu người đưa ra lời khen cũng là người chúng ta tôn trọng, yêu quý, kính mến hay ngưỡng mộ.

Một khi có niềm tin thì những thói quen sẽ theo sau đó.

3 thoughts on “Thói quen có mục đích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *